Vĩnh Tường là huyện có số lượng đơn vị hành chính lớn của tỉnh, gồm 03 thị trấn (Vĩnh Tường, Thổ Tang, Tứ Trưng) và 26 xã (trong đó có 02 đô thị loại V là Thượng Trưng và Tân Tiến đã đủ điều kiện là thị trấn). Toàn huyện Vĩnh Tường đã hình thành một số cụm công nghiệp, khu đô thị gắn liền với tổng thể quy hoạch chung của huyện như: Cụm KT-XH Tân Tiến, Đại Đồng, cụm công nghiệp Đồng Sóc, Chấn Hưng, cụm công nghiệp làng nghề Rắn Vĩnh Sơn, làng nghề rèn Lý Nhân, mộc An Tường, khu du lịch sinh thái Đầm Rưng
Làng cổ Vạn Hạnh (nay là thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng) không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng mà còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Từ nhiều đời nay, người làng Vạn Hạnh đã làm nên các loại bánh dân dã thấm đượm hồn quê như: Bánh hòn tai, bánh tẻ mật, bánh giầy...; song có lẽ, món ăn để lại ấn tượng sâu đậm nhất chính là bánh đúc. Đây là món ăn cổ truyền, quen thuộc, gần gũi của làng – quen thuộc đến mức tên bánh đúc đã thực sự gắn với tên làng.
Sáng ngày 02/6/2015, UBND huyện Vĩnh Tường long trọng tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi năm học 2014 – 2015. Dự buổi lễ có đồng chí Lê Chí Quang – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Minh Thịnh – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Đặng Quang Thủy – Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Nguyễn Thị Nhung – Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Nguyễn Đức Trọng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, đại diện các ban, ngành, đoàn thể của huyện, các thầy cô giáo và các em học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, học tập.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đặt trọng tâm phát triển là chăn nuôi lợn, bò sữa và bò thịt. Riêng về chăn nuôi lợn, hiện toàn tỉnh có gần 506.000 con lợn, sản lượng thịt đạt trên 72.000 tấn/năm. Mấy năm gần đây luôn xuất siêu thịt lợn cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả trên 4000 phiếu khảo sát nhu cầu thịt lợn trên thị trường có tới 70% số gia đình sử dụng thịt lợn hàng ngày…Để có thêm thông tin về vấn đề này, chúng tôi tìm đến các nông gia trại chăn nuôi lợn ở Vĩnh Tường.
Gặp mặt con em làng Hạnh tại Hà Nội năm 2015
Theo bảng kê Thần tích - Thần sắc mang ký hiệu số TT-TS-Q4018/XIII,70F2 của chức dịch làng Phú Hạnh kê khai và truyền kể của nhân dân thì đình Phú Hạnh thờ thành hoàng là hoàng tử Lý Nhã Lang, giống với đình Thượng Trưng và các làng khác trong vùng.
Địa danh - địa giới hành chính Phú Hạnh gắn với các mốc: Thời Hùng Vương thuộc Văn Lang. Thời kỳ đầu Công nguyên thuộc huyện Mê Linh, quận Giao chỉ. Thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X đất đai làng Hạnh Vạn chài xưa thuộc Tân Xương, quận Phong Châu - Thừa Hóa. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, làng Hạnh Vạn chài thuộc lộ Tam Đới. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Thời Hậu Lê, làng Phú Hạnh thuộc huyện Yên Lạc
Từ rất lâu rồi, cách gọi Phú Hạnh chưa được thống nhất, có người gọi là thôn Phú Hạnh, xóm Phú Hạnh hoặc là làng Phú Hạnh. Thôn, xóm hoặc làng đã tồn tại trong thời gian khá dài, chúng ta thường dùng một trong ba từ đó và cũng có thể được hiểu nó đồng nghĩa với nhau
Chúng tôi cùng những người tâm huyết hy vọng rằng: Website này có thể đem lại những hiểu biết tương đối đầy đủ và chi tiết hơn về làng Phú Hạnh. Giúp những người con của làng Phú Hạnh hiểu và tự hào về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Giúp những người con của làng Phú Hạnh ở xa, có thể dõi theo được từng bước phát triển của quê hương.
Trang 4/4 - Tổng số 45 bài viết
<<1234