Nguồn gốc tên làng Phú Hạnh
Từ rất lâu rồi, cách gọi Phú Hạnh chưa được thống nhất, có người gọi là thôn Phú Hạnh, xóm Phú Hạnh hoặc là làng Phú Hạnh. Thôn, xóm hoặc làng đã tồn tại trong thời gian khá dài, chúng ta thường dùng một trong ba từ đó và cũng có thể được hiểu nó đồng nghĩa với nhau
Từ rất lâu rồi, cách gọi Phú Hạnh chưa được thống nhất, có người gọi là thôn Phú Hạnh, xóm Phú Hạnh hoặc là làng Phú Hạnh. Thôn, xóm hoặc làng đã tồn tại trong thời gian khá dài, chúng ta thường dùng một trong ba từ đó và cũng có thể được hiểu nó đồng nghĩa với nhau. Căn cứ vào các tài liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm, căn cứ vào bảng kê Thần tích - Thần sắc mang ký hiệu số TT-TS-Q4018/XIII,70F2 của chức dịch làng Phú Hạnh xưa, căn cứ vào các bản dịch chữ Hán từ bản ngọc phả cổ về Hoàng tử Nhã Lang Vương và căn cứ vào khảo cứu Đại Việt Sử Ký toàn thư thời nhà Lê thì thời kỳ đầu Công nguyên đến TKXV Phú Hạnh có tên gọi là “làng chài lưới” hay “làng vạn chài” hoặc nói gọn là “làng chài”. Đến đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn đổi “Trấn” thành “Tỉnh” vẫn dùng từ làng; thời kỳ chống thực dân Pháp đến khi ta giành chính quyền năm 1945 rồi đến 1965 cách gọi tên Phú Hạnh cũng như trong các văn bản đều dùng từ làng. Như vậy, suốt chiều dài của lịch sử, Phú Hạnh ta vẫn được gọi là “làng”. Ngày nay, theo văn bản của nhà nước, dưới cấp xã là làng, ví như làng văn hóa…