Nói đến văn hóa ẩm thực truyền thống của người dân thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng không thể không nhắc đến món bánh hòn tai. Bánh hòn tai cùng với bánh đúc, bánh tẻ mật của người dân làng Phú Hạnh tuy dân dã, bình dị, nhưng thực sự là tinh hoa của thú ẩm thực, là đặc sản gắn với tên đất, tên làng.
Danh sách liệt sỹ và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng làng Phú Hạnh
Làng Phú Hạnh - Xã Thượng Trưng, không chỉ được mọi người biết đến là một xã giàu truyền thống cách mạng, hiếu học, khoa bảng mà còn là quê hương của rau rút- thứ rau bình dị của người dân lao động đã trở thành thứ đặc sản, đến mức mà những người con xa quê thường truyền tai nhau rằng về quê vào mùa hè đầy nắng mà chưa được ăn và uống bát nước rau rút luộc thì coi như chưa cảm nhận hết vẻ đẹp của hồn quê Việt.
Làng cổ Vạn Hạnh (nay là thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng) không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng mà còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Từ nhiều đời nay, người làng Vạn Hạnh đã làm nên các loại bánh dân dã thấm đượm hồn quê như: Bánh hòn tai, bánh tẻ mật, bánh giầy...; song có lẽ, món ăn để lại ấn tượng sâu đậm nhất chính là bánh đúc. Đây là món ăn cổ truyền, quen thuộc, gần gũi của làng – quen thuộc đến mức tên bánh đúc đã thực sự gắn với tên làng.
Theo bảng kê Thần tích - Thần sắc mang ký hiệu số TT-TS-Q4018/XIII,70F2 của chức dịch làng Phú Hạnh kê khai và truyền kể của nhân dân thì đình Phú Hạnh thờ thành hoàng là hoàng tử Lý Nhã Lang, giống với đình Thượng Trưng và các làng khác trong vùng.
Địa danh - địa giới hành chính Phú Hạnh gắn với các mốc: Thời Hùng Vương thuộc Văn Lang. Thời kỳ đầu Công nguyên thuộc huyện Mê Linh, quận Giao chỉ. Thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X đất đai làng Hạnh Vạn chài xưa thuộc Tân Xương, quận Phong Châu - Thừa Hóa. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, làng Hạnh Vạn chài thuộc lộ Tam Đới. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Thời Hậu Lê, làng Phú Hạnh thuộc huyện Yên Lạc
Từ rất lâu rồi, cách gọi Phú Hạnh chưa được thống nhất, có người gọi là thôn Phú Hạnh, xóm Phú Hạnh hoặc là làng Phú Hạnh. Thôn, xóm hoặc làng đã tồn tại trong thời gian khá dài, chúng ta thường dùng một trong ba từ đó và cũng có thể được hiểu nó đồng nghĩa với nhau