Website Làng Phú Hạnh - Thượng Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Làng Phú Hạnh được ra đời từ khi nào?

Địa danh - địa giới hành chính Phú Hạnh gắn với các mốc: Thời Hùng Vương thuộc Văn Lang. Thời kỳ đầu Công nguyên thuộc huyện Mê Linh, quận Giao chỉ. Thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X đất đai làng Hạnh Vạn chài xưa thuộc Tân Xương, quận Phong Châu - Thừa Hóa. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, làng Hạnh Vạn chài thuộc lộ Tam Đới. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Thời Hậu Lê, làng Phú Hạnh thuộc huyện Yên Lạc

Làng Phú Hạnh 

Địa danh - địa giới hành chính Phú Hạnh gắn với các mốc: Thời Hùng Vương thuộc Văn Lang. Thời kỳ đầu Công nguyên thuộc huyện Mê Linh, quận Giao chỉ. Thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X đất đai làng Hạnh Vạn chài xưa thuộc Tân Xương, quận Phong Châu - Thừa Hóa. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, làng Hạnh Vạn chài thuộc lộ Tam Đới. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Thời Hậu Lê, làng Phú Hạnh thuộc huyện Yên Lạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Năm 1821, Phú Hạnh thuộc phủ Tam Đa, trấn Sơn Tây. Năm 1822, đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn, đổi từ trấn thành tỉnh thì đất đai làng Phú Hạnh thuộc tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1899 cho đến năm 1945, Phú Hạnh là một làng/xã của tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Tháng 5/1946, có 5 làng của tổng Thượng Trưng là: Phú Trưng, Phú Hạnh, Phú Thứ, Thọ Trưng và Thượng Trưng hợp lại thành xã Minh Đức, thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Tháng 8/1965, xã Minh Đức trở lại với tên gọi cũ là xã Thượng Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo các văn bản trước đây và tương truyền, đã lâu lắm rồi, trước khi có tên Phú Hạnh thì vùng này tiếp giáp với sông lớn (sông Hồng), có một tập đoàn người cư dân thưa thớt sống trên sông nước, làm nghề chài lưới bắt cá tôm được đặt tên và gọi là làng chài lưới - làng vạn chài - làng chài - làng vạn Hạnh chài (Hạnh vạn chài).
Hạnh vạn chài hay là làng Vạn Hạnh nghĩa là dài lâu, trường tồn, ấm no, hạnh phúc. Người Hạnh Vạn chài làm nghề chài lưới cực nhọc, vất vả mà vẫn không đủ ăn, vì luôn phải phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, nước sông lúc đầy, lúc vơi. Ngay từ thời trên sông nước, Vạn Hạnh chài đã có nghề bánh đúc thay vì nấu cháo trên thuyền, cháo để ăn hàng ngày và dùng thuyền để chở cháo đem bán. Nhiều khi gặp sóng to, gió lớn thuyền chòng chành, cháo bị đổ. Làm sao để cháo không đổ khi thuyền ra khơi, người vạn chài nghĩ cách làm ra bột, cho nước vào nấu lên cho thêm lạc vào rồi trải đều ra lá, ra mẹt, gọi là bánh đúc. Cũng từ bột làm bánh đúc, dân vạn Hạnh chài làm ra thứ bánh tròn gọi là bánh hòn, sau này bánh hòn có nhiều hình dáng khác nhau. Nghề bánh đúc, bánh hòn là nghề truyền thống của người vạn Hạnh xưa cho đến ngày nay.Thời Hậu Lê, năm Canh Tuất (1670), người Vạn Hạnh được quan Ty Đô, sứ Nguyễn Trí Đạo căn cứ vào đề nghị của quan tham chính phủ Tam Đới cho phép từ sông nước lên khu đất xứ Hậu Xá lập thành làng, được đặt tên gọi là “làng Phú Hạnh”. Lúc bấy giờ quan tham chính phủ Tam Đới là Lê Khắc Địch là con trai của của Lê Khắc Hiển chính là người dân làng Hạnh Vạn chài thông minh, học giỏi thi đỗ Hương Cống Quốc Tử Giám và được bổ làm quan ở phủ Tam Đới. Có thể nói, người đề nghị cho dân làng chài lưới dưới sông Hồng lên bờ lập làng có tên là Phú Hạnh chính là Lê Khắc Địch là người con của làng chài đỗ làm quan ở phủ Tam Đới. Như vậy, tên gọi là Phú Hạnh có từ năm 1670 cho đến ngày nay. Người dân Vạn Hạnh từ sông nước lên bờ nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó tập cày cấy, chăn nuôi và sau đó lấy nghề nông là chủ yếu. Nhớ ơn công đức quan Lê Khắc Địch, Lê Khắc Hiển và quan Ty Đô sứ đã hiến đất lập nên làng Phú Hạnh, người dân đã khắc dựng văn bia thờ phụng (hiện ở đình làng ta còn hai văn bia nhưng không biết nói gì vì chưa dịch được).
 

 

BÁNH ĐÚC LÀNG PHÚ HẠNH
Thống kê truy cập

Số người online: 43

Tổng lượt xem trang: 45443

VỀ LÀNG HẠNH BẰNG CÁCH NÀO?

Thời gian dự tính xe qua làng Phú Hạnh

NHÀ XE Vĩnh - Hotline: 0982.148.309
Giờ chạy: 05h00
BUS Vĩnh Tường - Mỹ Đình
Giờ chạy: Liên hệ
Xe Anh Nguyên: 0986.396.772