Ý nghĩ lịch sử, văn hóa, tâm linh của giếng đá với làng Phần 2
Lịch sử đã chứng minh bằng thời gian sự tồn tại của giếng đá làng Phú Hạnh với những khe, rãnh nhẵn không đều nhau trên tang giếng; với hình dáng con rùa trường tồn ; với độ nhẵn lỳ xung quanh thành giếng; với độ nhẵn trơn của sân giếng cũng làm bằng đá và với hình dáng những viên gạch cổ hình “nêm cuốc” có đầu to, đầu bé được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, chặt, khít tạo thành hình vòng cung bao quanh giếng
1. Ý nghĩa lịch sử, văn hóa của giếng đá
- Giếng đá làng Phú Hạnh có từ lâu đời, đã tồn tại trên 1000 năm, được xác định là giếng đá cổ nhất trong các giếng đá cổ ở Việt Nam.
- Lịch sử đã chứng minh bằng thời gian sự tồn tại của giếng đá làng Phú Hạnh với những khe, rãnh nhẵn không đều nhau trên tang giếng; với hình dáng con rùa trường tồn ; với độ nhẵn lỳ xung quanh thành giếng; với độ nhẵn trơn của sân giếng cũng làm bằng đá và với hình dáng những viên gạch cổ hình “nêm cuốc” có đầu to, đầu bé được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, chặt, khít tạo thành hình vòng cung bao quanh giếng.
- Giếng đá cổ làng Phú Hạnh là di tích lịch sử - văn hóa rất có giá trị về cấu trúc, thời gian, nghệ thuật thẩm mỹ và khoa học.
- Suốt chiều dài của lịch sử, giếng đá làng Phú Hạnh luôn cung cấp nguồn nước sống cho nhân dân trong làng và các vùng lân cận. Từ năm 1941 – 1967, giếng Phú Hạnh còn được các cơ quan hành chính của huyện Vĩnh Tường, xã Thượng Trưng, các thương binh, các lực lượng dân quân tập luyện, trường Nguyễn Ái Quốc… sử dụng.
- Giếng đá cổ làng Phú Hạnh cần được khôi phục, sửa chữa và bảo tồn
- Giếng đá cổ làng Phú Hạnh cần được các cấp có thẩm quyền xác định và công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Giếng đá
2. Ý nghĩa tâm linh của giếng đá
- Giếng đá cổ của làng Phú Hạnh chính là long mạch của làng.
+ Long mạch của giếng cho ta sự sống, cho ta sự tồn tại.
+ Long mạch đem lại cho nhân dân làng Phú Hạnh cuộc sống ngày càng phát triển, giàu có và sang trọng.
+ Giếng đá cổ của làng Phú Hạnh luôn tạo cho cuộc sống sinh sôi này nở, con cháu đông vui, nhà nhà vui vẻ, sung sướng ; gia đình, họ hàng, làng xóm thống nhất, đoàn kết quây quần bên nhau.
+ Long mạch của làng luôn làm cho người dân khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, sống lâu, hạnh phúc.
+ Long mạch của làng là nền tảng, cơ sở cho con cháu thoát ly công tác tiến bộ, phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, khoa học kỹ thuật…
- Thờ cầu cúng
+ Hàng năm, làng Phú Hạnh có 5 lễ tiệc vào các ngày mùng 7/Giêng, mùng 2/5, mùng 7/9, 18/10 và mùng 7/11.
+ Tại đình và chùa của làng, nhân dân tổ chức dâng hương, cầu cúng vào các ngày tuần tiết như mùng 3/ Ba là tiết Hàn Thực, mùng 5/Năm là tiết Đoan Ngọ, mùng 10/Mười là tiết Trùng Thập, mùng 1/Sáu là tiết Hạ Điền và mùng 1/Mười là tiết Thượng Điền. Khi tổ chức dâng hương và thờ cúng các ngày lễ tiệc, các ngày tuần tiết thì nhân dân trong làng vẫn thường ra thắp hương thờ cúng nơi giếng đá long mạch của làng.
+ Hàng năm, vào các ngày phật đản, tuần tiết, lễ tiệc nhân dân trong làng thường ra chùa để thờ cúng, cầu phúc để được thần linh ban phát phước lành, phù hộ độ trì, đồng thời tổ chức ban phát lễ vật (cắm bồ đài cháo xung quanh chùa và giếng đá) cho các linh hồn thụ hưởng, được siêu thoát.
Có thể khẳng định, giếng đá cổ làng Phú Hạnh là một trong số rất ít giếng đá trên toàn quốc được xây dựng đã tồn tại trong thời gian dài. Giếng đá cổ làng Phú Hạnh vừa có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, vừa có giá trị về cấu trúc, nghệ thuật thẩm mỹ và có giá trị về khoa học rất lớn. Đồng thời, giếng đá của làng ta còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, huyền bí (xưa và nay chưa bao giờ khơi cạn được giếng)
Theo các cụ cao tuổi trong làng