Website Làng Phú Hạnh - Thượng Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Vì sao dân làng Phú Hạnh cần phải khôi phục lại giếng đá đã bị lấp. Phần 1

Làng Phú Hạnh có một giếng to, hình tròn, tang bằng đá gồm các tấm ghép lại. Hiện nay, giếng đã bị lấp nhưng vẫn nằm trên khu đất chùa, ở phần đất nhà ông Lê Văn Tín. Giếng đá cổ của làng nằm ở khoảng giữa đình và chùa, đó chính là lưng của con rùa.

1.1. Lịch sử của giếng đá

            Căn cứ vào các tài liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm; căn cứ vào bảng kê Thần tích - Thần sắc mang ký hiệu số TT-TS-Q4018/XIII,70F2 của chức dịch làng Phú Hạnh xưa; căn cứ vào các bản dịch chữ Hán từ bản ngọc phả cổ về Hoàng tử Nhã Lang Vương; căn cứ vào khảo cứu Đại Việt Sử Ký toàn thư; căn cứ vào lời các cụ cao tuổi trong làng kể lại và từ thực tế được chứng kiến sự tồn tại của giếng đá của làng ta.
Giếng đá của làng Phú Hạnh ta đã có từ lâu lắm rồi, khoảng hơn 1000 năm, được xác định là giếng đá cổ và là một trong 11 giếng đá cổ nhất của Việt Nam.
           Ngược lại dòng lịch sử ta thấy, địa danh - địa giới hành chính của làng chúng ta xưa và nay đều gắn với các mốc: Thời Hùng Vương thuộc Văn Lang. Đầu Công nguyên thì làng chài lưới - làng vạn chài - làng chài thuộc huyện Mê Linh, quận Giao chỉ. Từ TKIII - TKV thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương. Từ TKVI - TKX đất đai làng Hạnh Vạn chài xưa thuộc Tân Xương, quận Phong Châu - Thừa Hóa. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, làng Hạnh Vạn chài thuộc lộ Tam Đới. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Thời Hậu Lê thuộc huyện Yên Lạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Năm 1821 thuộc phủ Tam Đa, trấn Sơn Tây. Năm 1822, đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn, đổi từ trấn thành tỉnh thì đất đai làng ta thuộc tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1899 cho đến năm 1945, Phú Hạnh là một trong 05 làng/xã của tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Tháng 5/1946, các làng của tổng Thượng Trưng là: Phú Trưng, Phú Hạnh, Phú Thứ, Thọ Trưng và Thượng Trưng hợp lại thành xã Minh Đức, thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Tháng 8/1965, xã Minh Đức trở lại với tên gọi cũ là xã Thượng Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
          Như vậy, ta xác định được ngay, từ đầu công nguyên đến thế kỷ V, làng ta hoàn toàn sống trên sông nước nên có tên gọi là làng chài lưới - làng vạn chài - làng chài. Từ TKVI – TKX, làng Hạnh Vạn chài xưa vừa sinh sống dưới sông nước, vừa sống ở trên bờ và giai đoạn nay nhân dân đã xây dựng giếng đá ấy. Đến năm 1670, làng Phú Hạnh được thiết lập hoàn chỉnh, người dân Phú Hạnh sinh sống hoàn toàn trên cạn. Có thể nói, giếng đá Phú Hạnh được xây khoảng từ TKVI – TKX, khoảng hơn 1000 năm.

1.2. Thực trạng của giếng đá cổ Phú Hạnh

           Vùng đất Thượng Trưng xưa vốn là quê của các vợ Lý Nhã Lang, được lập thành ngoại cung, trong đó có 5 làng/xã cổ. Sau này, nhân dân các làng/xã ở tổngThượng Trưng (trong đó có làng Vạn Hạnh) đều lập đền, miếu để thờ Nhã Lang Vương. Đến khi có đình thì rước thần hiệu của Nhã Lang vào đình, làm nơi thờ thành hoàng làng mình, bốn mùa hương khói cúng lễ mong được thần hiển linh che chở. Đình và chùa Phú Hạnh được xây dựng liền một dải chạy từ Đông sang Tây có hình dáng con rùa (đầu rùa, lưng rùa và đuôi rùa). Giếng đá cổ của làng nằm ở khoảng giữa đình và chùa, đó chính là lưng của con rùa.
- Giếng đá cổ của làng Phú Hạnh là hình tròn
- Đường kính khoảng 2,5m (chu vi 7,87m)
- Giếng cổ gồm 07 tấm đá xanh đen ghép lại thành tang giếng. Mỗi tấm đá có chiều cao khoảng từ 1,2 – 1,3m, chiều rộng khoảng 1,12cm và có độ dày mỗi tấm khoảng 20cm.
- Phía dưới tấm đá thứ nhất (theo thứ tự) của tang giếng, nhân dân làng Phú Hạnh xưa đã khắc, đục hình con rùa trông rất đẹp, vững chắc. Phía trước mặt của rùa trông ra sông lớn (sông Hồng) và trông lên núi Tản (Ba Vì), phía sau (lưng rùa) hướng về đình của làng.
- Trên bề mặt của mỗi tấm đá của tang giếng có các rãnh (khe) rất nhẵn. Theo như các cụ kể, các rãnh (khe) ấy là do nhân dân dùng các loại dụng cụ hoặc dây để thả đồ vật xuống múc nước rồi léo nước từ dưới lên lâu ngày thành ra các rãnh (khe) ấy.
- Phía dưới tang giếng đến đáy giếng là những viên gạch có hình dáng như cái “nêm cuốc” (đầu to, đầu bé), màu nâu vàng, lâu ngàu thành nâu đen được xếp theo hình tròn của tang giếng
- Giếng đá cổ của làng có sân giếng rộng khoảng 1,4m tính từ tang giếng, có bờ bao xung quanh.
- Giếng đá cổ làng Phú Hạnh ngoài phục vụ cho nhân dân của làng còn có nhân dân làng Phú Trưng, xóm Đơi sử dụng.

 Còn nữa....

Theo các cụ cao tuổi trong làng

BÁNH ĐÚC LÀNG PHÚ HẠNH
Thống kê truy cập

Số người online: 27

Tổng lượt xem trang: 45427

VỀ LÀNG HẠNH BẰNG CÁCH NÀO?

Thời gian dự tính xe qua làng Phú Hạnh

NHÀ XE Vĩnh - Hotline: 0982.148.309
Giờ chạy: 05h00
BUS Vĩnh Tường - Mỹ Đình
Giờ chạy: Liên hệ
Xe Anh Nguyên: 0986.396.772